Vai trò nhiều mặt của Crusoe Nền kinh tế Robinson Crusoe

Giả sử rằng Crusoe không đồng thời đóng vai trò tiêu dùng và sản xuất nữa. Ông ta quyết định sẽ sản xuất vào một ngày này và tiêu dùng vào ngày tiếp theo. Hai vai trò người tiêu dùng và sản xuất của ông ta được tách ra và nghiên cứu riêng rẽ để hiểu rõ lý thuyết về tiêu dùng và lý thuyết về sản xuất trong kinh tế học vi mô. Để phân chia thời gian của mình giữa việc trở thành người tiêu dùng và người sản xuất, ông ấy phải thiết lập nên hai thị trường đầy đủ thống nhất, thị trường dừa và thị trường lao động.[4] Robinson cũng đồng thời phải lập nên một doanh nghiệp, trong đó ông ta đóng vai trò là cổ đông duy nhất. Doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình bằng cách quyết định xem nên thuê bao nhiêu lao động và nên sản xuất ra bao nhiêu dừa theo các mức giá của doanh nghiệp. Là một người lao động trong doanh nghiệp, Crusoe sẽ được trả tiền lương, là một cổ đông của doanh nghiệp, ông ta sẽ thu được lợi nhuận và với vai trò là một người tiêu dùng, ông ta sẽ phải quyết định xem sẽ mua bao nhiêu dừa của doanh nghiệp dựa trên mức thu nhập cũng như giá hiện hành trên thị trường.[4] Giả sử rằng một đơn vị tiền tệ được gọi là "dollar" được tạo ra bởi chính Crusoe để quản lý tài chính của mình. Để đơn giản, giả sử rằng giá một quả dừa là 1 dollar. Giả định này được đưa ra để đơn giản hóa các phép tính bởi vì mức giá không ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Để chi tiết hơn, người đó có thể tham khảo khái niệm các hàng hóa chuẩn giá (numéraire). 

Người sản xuất

Hình 3: Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp trong nền kinh tế Robinson Crusoe

Giả sử rằng khi doanh nghiệp sản xuất ra C quả dừa, Π là lợi nhuận nó thu được. Giả sử tiếp rằng doanh nghiệp thuê lao động với mức lương là w, L là số lao động sẽ được thuê. Ta có:  

Π = C − w L {\displaystyle \Pi =C-wL\,}

C = Π + w L {\displaystyle C=\Pi +wL\,}

Các hàm số trên mô tả các đường đồng lợi nhuận (quỹ tích của các kết hợp giữa lao động và dừa mang lại một mức lợi nhuận Π giống nhau). Lợi nhuận có thể được tối đa hóa khi sản phẩm cận biên của lao động bằng với mức lương (sản phẩm cận biên của chi phí)[7]. Tức là:

MPL = w

Ở trên đồ thị, đường đồng lợi nhuận phải tiếp xúc với hàm sản xuất.[1]

Hệ số chặn của đường đồng lợi nhuận cho biết mức lợi nhuận mà doanh nghiệp của Robinson Crusoe sẽ tạo ra được. Mức lợi nhuận Π này có khả năng mua được Π dollar dừa. Vì mức giá của dừa là 1 dollar/quả, Π quả dừa có thể được mua. Doanh nghiệp cũng sẽ thông báo đạt được Π dollar cổ tức. Số cổ tức này sẽ được chia cho cổ đông duy nhất của doanh nghiệp, chính là Crusoe.[1] 

Người tiêu dùng

Hình 4: Vấn đề tối đa hóa của Robinson Crusoe chỉ ra đường ngân sách và đường bàng quan của ông

Là một người tiêu dùng, Robinson sẽ quyết định thời gian dành cho làm việc (hay giải trí) của mình là bao nhiêu.[7] Robinson có thể chọn cách không làm việc, vì ông ấy có khoản tiền Π dollar cổ tức.[1] Tuy nhiên, thay vì thế hãy xem xét một trường hợp thực tế hơn, đó là ông ấy quyết định sẽ làm việc trong một vài giờ. Lựa chọn hao phí lao động của ông ấy có thể được mô tả như trong hình 4:

Lưu ý rằng lao động là một loại hàng hóa "tồi", tức là loại hàng hóa mà không một người tiêu dùng nào ưa thích cả. Sự hiện diện của lao động trong giỏ hàng tiêu dùng của mình làm giảm đi ích lợi mà Robinson nhận được.[1] Mặt khác, dừa cũng là hàng hóa. Đây cũng là lý do vì sao đường bàng quan có độ dốc dương. Lượng lao động tối đa được ký hiệu là L. Khoảng cách từ L đến điểm cung lao động (L*) chính là nhu cầu muốn được giải trí của Crusoe. 

Hãy chú ý đường ngân sách của Crusoe. Đường này có độ dốc là w và đi qua điểm (0,Π). Điểm này là mức tiền có sẵn ban đầu của Crusoe, tức là khi Crusoe cung cấp 0 giờ lao động, ông ấy vẫn có Π quả dừa để tiêu dùng. Biết được mức lương, Crusoe sẽ quyết định thời gian làm việc và giải trí là bao nhiêu, trong đó:

MRSGiải trí, Dừa = w

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nền kinh tế Robinson Crusoe http://people.stfx.ca/tleo/MicroIILecture2.pdf http://www.cer.ethz.ch/resec/people/tsteger/Robins... //edwardbetts.com/find_link?q=N%E1%BB%81n_kinh_t%E... http://blogs.ft.com/maverecon/2009/03/the-unfortun... http://books.google.com/books?id=6AE6AAAACAAJ&dq=m... http://economictimes.indiatimes.com/opinion/guest-... http://www.questia.com/read/95848335 http://www.sparknotes.com/lit/crusoe http://elsa.berkeley.edu/~mcfadden/eC103_f03/Robin... http://isites.harvard.edu/fs/docs/icb.topic821018....